Hindu giáo hay còn gọi là Ấn Độ giáo là chỉ những nhánh tôn giáo chính có tương quan với nhau và hiện còn tồn tại ở Ấn Độ. Vậy Hindu là đạo gì?

1.Hindu là đạo gì ?

Ấn Độ giáo hay còn gọi gọn là Ấn giáo hay Hindu giáo là tên chỉ những nhánh tôn giáo chính có tương quan với nhau và hiện còn tồn tại ở Ấn Độ. Khoảng 80% người Ấn Độ tự xem mình là người theo Ấn Độ giáo và người ta cho rằng, có khoảng 30 triệu người theo Ấn Độ giáo sống tại hải ngoại.

2.Đạo Hindu thờ gì và đạo Hindu thờ thần nào ?

Đạo Hindu thờ hơn một triệu các vị thần khác nhau, trong đó, ba vị thần quan trọng nhất là thần Shiva – đấng tạo hóa và thần Vishnu – đấng bảo vệ muôn loài và Brahma. Đã là người theo đạo Hindu, hầu hết ai cũng rất tin và sùng đạo, hàng ngày thờ cúng tại nhà và thường xuyên đến đền. Người theo đạo Hindu hết sức tin và sùng đạo.

Thần Brahma

Thần Brahma là thần của mọi tri thức, thường xuyên mang theo bộ kinh veda thiêng liêng.  Thần chui ra từ quả trứng vàng trôi nổi trên làn nước nguyên thủy, dùng hai mảnh vỏ trứng tạo nên trời đất. Brahma là hiện thân của Thượng Đế. Tuổi thọ của thần Brahma được tính là 100 năm trời. Mỗi năm trời có 365 ngày đêm. Mỗi ngày trời (kalpa) bằng 4 triệu 320 ngàn năm trái đất.

Thần Brahma có bốn tay, bốn đầu nhìn bốn phương trời. Thần Brahma phối ngẫu với nữ thần của khôn ngoan Sarasvati, nhưng cũng có khi với nữ thần diễn từ Vach hay với vú nuôi Gayatri.

Thần Brahma đã sống 51 năm trời. Mỗi lần sinh nhật của thần Brahma là một lần vũ trụ bị hủy diệt rồi được xây dựng mới.

Thần Vishnu

Thần Vishnu là vị thần cao nhất, là thần sáng tạo, còn được gọi là thần tay phải (tay phải đưa lên,khuỷu tay gấp lại cong lên ,  lòng bàn tay phải đua ra trước (động tác abhayamudra: không kinh sợ). Những vật thường có ở nơi Vishnu là một ốc tù và, một tràng hạt cầu kinh, một hoa sen. Vishnu là hiện thân của sự ổn định nữ tính và khả năng sinh thành. Vishnu được mô tả với bốn cánh tay, nhiều đầu, có nhiều hóa thân khác nhau (avataras) nhằm gìn giữ đạo đức và văn minh của nhân loại. Narayanna (con cua Nara: người đầu tiên, bằng hữu) được hiểu là “nơi cư ngụ chung của con người”. Trong thiên anh hùng ca Ramayanna, Vishnu xuất hiện là con của Nara. Trong thiên anh hùng ca Mahabharata Vishnu xuất hiện với danh xưng Krishna để giảng thuyết nền đức lý vĩ đại của người anh hùng Arjuna trong Chí tôn ca (Bhagavad Gita).

Vishnu ngủ bốn tháng trong năm, nghỉ ngơi trong vòng cuộn của rắn Ananta hay rắn Sesanaga. Shiva được đánh thức bởi một nghi lễ đặc biệt. Người phối ngẫu thường xuyên với Vishnu là nữ thần may mắn Lakshmi. Đối thủ chính của Vishnu là Yama (thần chết). Vishnu ngồi trên lưng con vật thiêng đầu người mình chim Garuda để di chuyển. Garuda chuyên ăn tươi nuốt sống nuốt sống lũ ác quỷ.

Thần Shiva

Thần Shiva tượng trưng cho phương diện nam tính của vũ trụ: có tính tàn phá, bất khả tiên liệu,  vì thần cũng là một lực sinh hóa. Thần biểu lộ lưỡng tính với những đối cực từ khổ hạnh đến dục lạc cuồng phong. Tùy theo tâm trạng và ý đồ mà Shiva là hiện thân cho Đấng Sáng tạo, Đấng Bảo lưu, Đấng Hủy diệt. Shiva hay trầm tư quán tưởng trong ngôi nhà tâm linh ở trên núi Kailas trong dãy Himalayas.

Shiva tay phải cầm đinh ba (trisula), tay phải khác cái trống nhỏ damaru biểu thị cho nhịp điệu sáng tạo. Cả hai đều là những công cụ ma thuật gắn liền với pháp thuật nguyên sơ (primitive shamanism). Một đầu thòng lọng trói buộc linh hồn (pasa) ám chỉ đến quãng đời tu sĩ khổ hạnh lang thang khắp các dãy núi của Himalayas của thần. Cây cung dhanus và quyền trượng gada gắn trên đầu cái đầu lâu tượng trưng cho quyền lực hủy diệt của thần Shiva.

Shiva thường được trình bày là dương vật cương cứng (linga), biểu thị khả năng sáng tạo của thần với tư cách là “người cho hạt giống“.Người phối ngẫu của Shiva là Shaktis. Shakis thường được trình bày là yoni, xuất hiện với nhiều khuôn mặt khác nhau: khi là nữ thần Mahadevi vĩ đại đầy năng động, khi là Parvati con gái của Sơn thần Himalayas, khi là Gauri, Sati hay Uma trong lúc khuyến thiện, nhưng cũng có thể xuất hiện là nữ thần Kali hay Durga khủng khiếp trong lúc ra tay trừng ác. Con vật mà thần Shiva cưỡi là bò mộng Nandin. Shiva còn vào vai của Chúa tể của Nghệ thuật múa Nataraja (còn gọi là Người điều lý nhịp điệu vũ trụ).